Đang truy cập :
1
Hôm nay :
28
Tháng hiện tại
: 3652
Tổng lượt truy cập : 679685
VĂN HÓA HọC ĐƯờNG DƯớI GÓC Độ VĂN HÓA Vệ SINH ở LứA TUổI MẫU GIÁO TRONG TRƯờNG MầM NON I. Vấn đề chung Trong xu thế hội nhập có tính toàn cầu của đất nước, các chính sách và chủ trương của Đảng và nhà nước đều hướng tới xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong một xã hội hiện đại và văn minh cần phải có văn hoá, luôn gữi gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà thế hệ ông cha ta đã dày công vun đắp. Để xây dựng con người mới đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm do đó đã đặt mục tiêu cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về lâu dài, giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Nhằm đáp ứng mục tiêu trên ngành giáo dục đã và đang xây dựng văn hoá học đường ngay từ lứa tuổi mầm non, vì giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình giáo dục của một đời ngư¬ời, góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con ngư¬ời. Nội hàm của nền văn hoá học đường được nhìn nhận dưới nhiều góc độ căn cứ khoa học khác nhau nhưng đều thể hiện một đặc tính chung nhất đó là ” văn hoá học đường là những giá trị , niềm tin, nghi lễ , phong tục truyền thống và những qui định luật bất thành văn do cộng đồng trường học xây dựng nên”. Trong việc xây dựng văn hoá học đường ở trường mầm non có nội dung giáo dục văn hoá vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ tính cẩn thận, trẻ có những hành vi văn minh đối với người xung quanh và có ý thức giữ vệ sinh thân thể, gưĩ gìn đố vật xung quanh trẻ. Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều học được ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài. II. Vấn đề cụ thể Nội dung giáo dục văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non đó là hình thành ở trẻ các thói quen về vệ sinh thân thể, ăn uống có văn hoá vệ sinh, hoạt động có văn hóa, giao tiếp có văn hoá 1. Thói quen vệ sinh thân thể : Việc giữ vệ sinh thân thể không những chấp hành những yêu cầu vệ sinh, mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người đối với nhau. Chính vì vậy việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh là biểu hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh. a) Thói quen rửa mặt: - Trẻ cần nắm được tại sao cần rửa ( rửa rmặt để mọi người yêu mến, cho mặt thơm tho, xinh hơn, không bị bệnh…), lúc nào cần rửa mặt - Trẻ nắm được các thao tác và trình tự rửa mặt theo một nguyên tắc: Nơi nào cần gữi sạch nhất thì rửa trước. Rửa từ trong ra ngoài, từ dưới lên. Khăn mặt sạch luôn luôn được tiếp xúc với phần mặt chưa rửa. Nếu trường hợp lau mặt thì luôn luôn luôn dịch chuyển khăn hoặc gấp khăn lại sao cho phần khăn bẩn không được tiếp xúc với phần mặt chưa lau. b) Thói quen rửa tay: • Trẻ cần biết tại sao phải rửa tay, khi nào thì cần rửa tay. • Trình tự các thao tác rửa tay: ( xắn tayáo……..lau khô tay). Cất đồ dùng vệ sinh đúng nơi qui định. • Theo một nguyên tắc: luôn luôn ở tư thế 2 bàn tay xuôi dưới với nước chảy, và rửa từ trên xuống dưới. c) Thói quen đánh răng: • Trẻ cần biết tại sao phải đánh răng,, khi nào thì phải đánh răng. • Trình tự các thao tác đánh răng: ( Từ thao tác lấy thuốc đánh răng và đặt bàn chải nghiêng một góc 30-45 độ . • Theo một nguyên tắc: Chải mặt trước răng, mặt trên răng, mặt trong răng. d). Thói quen chải tóc • Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc, khi nào thì phải chải tóc. • Cách chải tóc( từ cách cầm lược……….chải tóc). đ). Thói quen mặc quần áo sạch sẽ • Trẻ cần biết tại sao phải mặc quần áo sạch sẽ. Khi nào thì mặc thêm quần áo và khi nào phải cởi bớt quần áo. • Cách thay quần áo như thế nào? 2. Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh Việc ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, mà còn khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Hành vi trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ. * Trẻ cần nắm được các qui định về vệ sinh ăn uống: • Vệ sinh trước khi ăn: Rửa tay, rửa mặt…làm một số công việc trực nhật giờ ăn( trẻ mẫu giáo). • Vệ sinh trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống đúng cách, gữi vệ sinh nề nếp tốt trong khi ăn ăn. Biết cách ăn có văn hóa… • Vệ sinh sau khi ăn: biết vệ sinh răng miệng sau khi ăn, biết làm một số công việc tự phục vụ dọn vệ sinh sau khi ăn. 3 Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh: Trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động có tính cá nhân, tập thể (học tập, vui chơi, lao động và các sịnh hoạt khác) trẻ thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động: luôn luôn thể hiện có ý thức tôn trọng bản thân, làm việc có sự hợp tác với các bạn khác. Có ý thức giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. Có ý thức bảo vệ môi trường - Yêu cầu đối với trẻ khi tham gia hoạt động: • Biết giữ gìn ngăn nắp nơi chơi, nơi học, lao động và sinh hoạt. • Biết đạt mục đích cho hoạt động. • Biết lập kế hoạch . • Biết tổ chức thực hiện. • Thể hiện phẩm chất của người lao động: hứng thú, tích cực, kiên trì đạt mục đích, qúy trọng thời gian . 4 Thói quen giao tiếp có văn hóa Thói quen giao tiếp có văn hóa: thể hiện trẻ phải nắm được một số qui định về giao tiếp của trẻ với người lớn, với các bạn cùng lứa tuổi; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh. * Một số hành vi của trẻ khi giao tiếp có văn hóa: chào hỏi mọi người khi gặp, thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, thể hiện sự quan tâm khi nguời khác cần………. 2. Phưong pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh có văn hóa - Việc giáo dục thói quen vệ sinh không nên tiến hành trên một tiết học riêng biệt mà tích hợp vào các hoạt động khác như: hoạt động tập, hoạt động vui chơi, tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày, phối hợp với gia đình. - Mỗi một hình thức tích hợp phải xác định mục đích, nội dung và phương pháp tiến hành. Ví dụ: tích hợp vào hoạt động học tập * Nội dung tiến hành: • Cần đảm bảo nội dung có tính tự nhiên, hợp lý, khách quan. • Đảm bảo tính hệ thống( nội dung đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến phức tạp…) • Không được làm biến dạng , rối loạn các hoạt động học tập • Nội dung lồng ghép phụ thuộc vào nội dung cụ thể của hoạt động học tập( ví dụ học chủ đề bản thân có bài tự mặc quần áo) cô giáo có thể sử dụng bài học đó để dạy trẻ cách mặc quần áo và gữi vệ sinh quần áo. • Đảm bảo tính vừa sức với trẻ. * Phuơng pháp giáo dục: * Sử dụng các phương pháp như : kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gương…. * Các bước tiến hành: • Bước 1: Nghiên cứu nội dung, phương pháp tổ chức, phương tiện hoạt động… • Bước 2. Xác định nội dung giáo dục cần lồng ghép • Bước 3. Khai thác cầu trúc của tiết học. Bắt đầu hoạt động: tạo ra các tình huống để trẻ có cỏ hội thể hiện kĩ năng… Trong quá trình tổ chức: thường sử dụng các tri thức trẻ đã được ôn luyện để lồng nghép giáo dục vệ sinh thì trẻ dễ tiếp thu hơn. Kết thức hoạt động học tập: tạo tình huống cho trẻ có cơ hội thể hiện luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc bài tập tình huống. 3. Đánh giá thói quen vệ sinh có văn hóa Xác định mục đích đánh giá: đánh gía thực trạng nhằm mục đích đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành thói quen vệ sinh có văn hóa ở trẻ. Xác định nội dung đánh giá: Dựa vào các nội dung đã nêu ở trên. Phương pháp đánh giá: dựa trên thuyết Bloom đánh giá nhận thức, kĩ năng, thái độ để đưa ra các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá nhận thức: – Nhận biết hành động, biết được yêu cầu của các hành động, biết được cách thể hiện của các hành động, hiểu được ý nghĩa của hành động. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện: tính tự giác của hành động, tính đúng đắn của hành động, mức độ thành thạo của hành động, động cơ hành động. III Kết luận Việc đưa nội dung giáo dục văn hóa học đường ngay từ lứa tuổi mầm non có nội dung giáo dục văn hoá vệ sinh là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ tính cẩn thận, trẻ có những hành vi văn minh đối với người xung quanh và có ý thức giữ vệ sinh thân thể, gưĩ gìn đố vật xung quanh trẻ. Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều học được ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con ngư¬ời. ở trường mầm non. Ths.Tào Thị Hồng Vân, Viện nghiên cứu sư phạm- ĐHSPHN