• Trang chủ
  • •Tin Tức
    • » Hoạt động ngoại khoá
    • » Tin giáo dục
    • » Tuyển sinh
    • » Giáo dục - Văn hóa
    • » Sức khỏe - Y tế
  • •Liên hệ
  • •Hình ảnh
  • •Video
  • •Đăng ký trực tuyến
  • •Nghiên cứu
  • •Sáng tác

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 20

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1597

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 583489

  • Tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám và Bảo tàng lịch sử Việt Nam
  • Hình ảnh Trung thu 2011
  • Hội thi "Tiếng hát vàng" Nắng Hồng chào mừng ngày Phụ Nữ VN 20-10-2011
  • SINH NHẬT BÉ NẮNG HỒNG
  • NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

•Đăng nhập

Quên mật khẩu?

12 điều ngạc nhiên về Mầm non

Thứ sáu - 30/09/2011 08:52
12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: “Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".


. 

1. Cần rất nhiều túi để tới trường

. 
Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ


Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…” Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục 


Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông



“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao


“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ – lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ 


“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.

Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

(Còn tiếp)
  •  
  • Nguyễn Thảo - Vietnamnet (Theo Asia One)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngạc nhiên, mầm non, nhật bản, bà mẹ, trung quốc, thói quen, những đứa, của mình, khi tới, trường mẫu, có thể, chúng tôi, tới trường, nhất định, với các, quần áo, sau đó, phải có, tôi đã, không thể, những chiếc, từ khi, bọn trẻ, mà không, bố mẹ, thực sự, tôi nhận, không phải, tất cả, xách túi, của tiantian, nói chuyện, ra rằng, trẻ con, có một, lớp học, bắt đầu, chưa đầy, thi đấu
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

  • Hỗ trợ giáo viên mầm non đóng BHXH (03/12/2011)
  • Hỗ trợ giáo viên mầm non (03/12/2011)
  • Các bé Nắng Hồng tập thể dục (25/10/2011)
  • TỔ CHỨC HỘI CHA MẸ HỌC SINH (17/10/2011)
  • Điều lệ trường Mầm Non (04/10/2011)

Những tin cũ hơn

  • THƯ MỤC VĂN BẢN CỦA BỘ GIÁO DỤC (22/09/2011)
  • PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON (22/09/2011)
  • * NHIỆM VỤ MỚI CỦA GIÁO DỤC MẦM NON (22/09/2011)
  • chương trình giáo dục mầm non mới (19/09/2011)
  • chương trình Mầm non (12/08/2011)
  • Trẻ kiểm soát bản thân tốt dễ thành đạt (09/08/2011)
  • Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg (09/08/2011)
 

•Thông báo

  • THÔNG BÁO CHIÊU SINH
    TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC NẮNG HỒNG
                             -------------------
                                    THÔNG BÁO
    Kể từ đầu tháng 4 năm 2014, nhà trường nhận bé từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi
    Kính mời quý phụ huynh liên lạc :
    Địa chỉ: 62A -tổ 9,  khu phố 12, phường An Bình, thành phố Biên Hòa
    Điện thoại: 061.8869409; DĐ: 0918411770 – 01656466480
    Email: nanghongedu@gmail.com
    Websize: nanghong.edu.vn
    Trường MNTT Nắng Hồng có cơ sở rộng rãi thoáng mát, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ chăm sóc và giáo dục mầm non theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng học có điều hòa nhiệt độ, có camera quan sát giúp phụ huynh có thể theo dõi bé trong các hoạt động học tập và vui chơi trong ngày.
    Ngoài ra, các bé còn được học Thể dục nhịp điệu, Anh văn mẫu giáo và chuẩn bị tốt tâm thế cho bé vào lớp 1.
                                                                         Trân trọng thông báo

  • THÔMG BÁO
    kính mời quý phụ huynh vào youtube: Tổng kết trừơng mầm non tư thục Nắng Hồng năm học 2014-2015 để xem video Lễ Tổng kết,
Liên lạc nhanh
Name: BS. TRẦN THỊ DẦN
Phone: 0913610391
Name: PHẠM THỊ THANH THANH
Phone: 01656466480
Name: VĂN PHÒNG
Phone: 0618869409
TRƯỜNG MẦM NON NẮNG HỒNG

Địa chỉ: 62A Tổ 9 Khu phố 12. Phường An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.

Điện thoại: (061) 8869409

Copyright© 2011 . All rights reserved.